Số hóa (Digitization) là quá trình doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân chuyển đổi các thông tin, dữ liệu trên giấy hay quy trình sản xuất, kinh doanh truyền thống sang định dạng kỹ thuật số. Số hóa mở ra cho doanh nghiệp nhiều cơ hội để phát triển, nâng cao kết quả hoạt động. Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng số hóa thành công và tối ưu được chi phí.
Tìm hiểu ngay 7 ví dụ về số hóa theo từng lĩnh vực dưới đây!
I. Các hình thức số hóa trong doanh nghiệp
Số hóa doanh nghiệp là quá trình chuyển đổi các hoạt động, tổ chức, công việc sang định dạng khác nhau. Với các phòng ban chuyên biệt cùng các nghiệp vụ phức tạp, vậy nên những hình thức số hóa trong doanh nghiệp trở nên đa dạng. Cùng tìm hiểu xem có bao nhiêu hình thức số hóa trong doanh nghiệp để có thể ứng dụng phù hợp và nâng cao hiệu quả hơn trong tương lai.
1.1. Số hóa văn bản, tài liệu
Số hóa văn bản, tài liệu là quá trình chuyển đổi thông tin từ dạng vật lý, thường là giấy tờ, hình ảnh sang dạng kỹ thuật số để lưu trữ, quản lý, truy cập thông qua máy tính và các thiết bị kỹ thuật số khác.
Số hóa tài liệu giúp nhân viên rút ngắn được thời gian thực hiện các công việc. Thay vì phải thao tác, tìm kiếm trên giấy tờ thì giờ đây, nhân viên có thể nhờ đến sự trợ giúp của máy tính để thực hiện các công việc. Lưu trữ, chia sẻ và tìm kiếm dữ liệu một cách dễ dàng. Đồng thời cũng giúp các doanh nghiệp giảm bớt diện tích không gian lưu trữ thực tế, tăng cường khả năng bảo mật khi số hóa các văn bản, tài liệu của công ty. Giảm tới 96% việc thất thoát tài liệu hay bị mất thông tin như khi quản lý, lưu trữ tài liệu bằng giấy.
Một ví dụ điển hình cho việc số hóa văn bản có thể kể đến như sự xuất hiện của sách điện tử – Ebook. Thay vì xuất bản các loại sách, thông tin trên giấy thì những thông tin này sẽ được xuất bản thành các file văn bản lưu trên các nền tảng internet. Thuận tiện chia sẻ thông tin và tiếp cận dễ dàng đến với độc giả. Hay một ví dụ khác khi chuyển đổi các tài liệu sang dạng số bằng cách sử dụng hệ thống Google Drive để soạn thảo, lưu trữ và tăng cường khả năng truy cập.
1.2. Số hóa hình ảnh
Số hóa hình ảnh là có thể hiểu là công việc chuyển đổi các hình ảnh từ dạng vật lý, ảnh chụp, bản vẽ, tài liệu in sang dạng số để thuận tiện trong việc lưu trữ, chia sẻ và tìm kiếm trên các thiết bị kỹ thuật số. Số hóa hình ảnh thường được thực hiện bằng cách sử dụng máy quét hình ảnh hoặc máy ảnh kỹ thuật số, sau đó sử dụng phần mềm chuyên dụng để chỉnh sửa, lưu trữ và quản lý các tệp ảnh số.
Việc số hóa hình ảnh giúp công việc trao đổi, tìm kiếm của các nhân viên trở nên nhanh chóng, thuận tiện hơn. Hình ảnh số được lưu trữ trên các phần mềm quản lý tài liệu, nhân viên có thể dễ dàng tìm kiếm file tài liệu hoặc từ bất kỳ đoạn văn bản nào cũng sẽ giúp tìm kiếm nhanh chóng tài liệu cần. Có thể nói, đây là tính năng được rất nhiều doanh nghiệp đánh giá cao khi thực hiện số hóa.
Ví dụ: Sử dụng máy quét hình ảnh chất lượng cao để chuyển đổi các ảnh, bản thiết kế, bản đồ, bản vẽ, tài liệu trên giấy hoặc các phương tiện truyền thống khác thành dạng kỹ thuật số.
1.3. Số hóa quy trình
Số hóa quy trình là quá trình chuyển đổi quy trình làm việc hay những hoạt động kinh doanh theo phương thức truyền thống, thủ công sang dạng kỹ thuật số. Thường thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin và phần mềm để thực hiện các công việc hiệu quả, tối ưu hóa chi phí, cải thiện tốc độ và chất lượng dịch vụ...
Để ký được hợp đồng thì trước đây nhân sự cần phải ký trực tiếp qua nhiều phòng ban kiểm duyệt có liên quan. Nhưng giờ đây, số hóa quy trình có thể giúp công việc ký kết trở nên nhanh chóng hơn, giải quyết được vấn đề về thời gian và khoảng cách. Chữ ký điện tử hay số hóa các hợp đồng sẽ giúp lãnh đạo có thể ký kết mọi lúc trên thiết bị điện thoại di động.
1.4. Số hóa công việc
Số hóa công việc là quá trình chuyển đổi các hoạt động, quy trình làm việc từ dạng truyền thống sang giao việc, theo dõi tiến độ, hiệu suất trên các phần mềm quản lý công việc, dự án. Thông thường các công việc sẽ được giao trực tiếp, làm việc trực tiếp. Số hóa có thể tạo ra một môi trường làm việc mới, nơi mọi thành viên dự án có thể theo dõi tiến độ, giao việc và cập nhật tình hình công việc một cách dễ dàng.
II. Ví dụ về số hóa trong doanh nghiệp theo lĩnh vực
Số hóa đã không còn quá mới với nhiều doanh nghiệp khi mà có rất nhiều đơn vị đã và đang thực hiện. Tuy nhiên chủ đề số hóa luôn nhận được sự quan tâm bởi ở trong từng lĩnh vực, số hóa được thực khác biệt, sẽ có nhiều hướng đi mới mà các doanh nghiệp khác có thể học hỏi được từ sự thành công của người dẫn đầu.
Dưới đây là một số ví dụ thực tiễn về cách các ngành nghề khác nhau thực hiện số hóa vào hoạt động kinh doanh của mình.
2.1. Ví dụ về số hóa trong ngành Tài chính và Ngân hàng
Số hóa hoạt động ngân hàng là việc kết hợp các công nghệ mới trong tổ chức dịch vụ tài chính nhằm cải tiến dịch vụ và trải nghiệm khách hàng, nâng cao năng lực doanh nghiệp. Ngân hàng triển khai các dịch vụ ngân hàng số cho phép khách hàng thực hiện gần như tất cả các giao dịch tài chính từ xa, bao gồm mở tài khoản, chuyển khoản, thanh toán hóa đơn và đầu tư trực tuyến qua ứng dụng di động hoặc website ngân hàng.
Hiện nay, 93% ngân hàng đang đầu tư đổi mới công nghệ và phát triển công nghệ số; 80% đang số hóa các nghiệp vụ cốt lõi của ngân hàng để tiết kiệm thời gian, chi phí. Một số cái tên thực hiện số hóa trong ngành này phải kể đến Vietcombank. Nơi có không gian giao dịch công nghệ số Digital Lab cho phép người dùng tự do trải nghiệm, giao dịch tại phòng kỹ thuật số. Ngoài ra, các giải pháp e-banking để cung cấp dịch vụ cũng được các ngân hàng phát triển thêm để mở rộng thị trường khách hàng: chuyển tiền qua mạng xã hội (Facebook, Zalo...), rút tiền tại ATM không cần dùng thẻ.
2.2. Ví dụ về số hóa trong ngành Bán lẻ
Ngành bán lẻ toàn cầu đã trải qua nhiều biến đổi do kết quả trực tiếp của quá trình số hóa. Từ các công cụ định giá đang được các tập đoàn lớn như Amazon sử dụng để so sánh giá với các đối thủ cạnh tranh và điều chỉnh giá của chính họ trong thời gian thực, đến thanh toán không tiếp xúc, quầy tự thanh toán trong các cửa hàng thực tế, v.v. Thị trường số hóa trong bán lẻ dự kiến sẽ tăng từ 0.71 nghìn tỷ vào năm 2023 lên 1.72 nghìn tỷ vào năm 2028.
Các cửa hàng bán lẻ hiện nay ngày càng phát triển ứng dụng di động và trang web để khách hàng có thể dễ dàng xem sản phẩm, đặt hàng và thanh toán trực tuyến. Các tính năng như quét mã QR để kiểm tra thông tin sản phẩm, đánh giá và bình luận của khách hàng cũng được tích hợp để tăng cường trải nghiệm mua sắm.
2.3. Ví dụ về số hóa trong ngành sản xuất
Số hóa trong sản xuất là một cách tiếp cận sản xuất tập trung vào hệ thống máy tính. ứng dụng công nghệ mới như IoT, Robot, AI và Big Data để tự động hóa và cải thiện mọi khía cạnh của doanh nghiệp trong ngành sản xuất.
Nhằm nâng cao hoạt động kinh doanh, hiệu quả sản xuất. Nhà máy THACO Bus đã triển khai nhiều giải pháp công nghệ và đưa vào ứng dụng hệ thống điều khiển giám sát, thu thập dữ liệu từ xa (SCADA), kết nối đồng bộ dữ liệu hoạt động của các thiết bị tại dây chuyền, đảm bảo kiểm soát hiệu quả và xuyên suốt chuỗi sản xuất.
2.4. Ví dụ về số hóa trong ngành Y tế
Trong lĩnh vực y tế, thuật ngữ số hóa được hiểu là khi một tổ chức y tế sử dụng các công nghệ và giải pháp kỹ thuật số để cải thiện trải nghiệm của bệnh nhân, hợp lý hóa các hoạt động và giúp dịch vụ chăm sóc bệnh nhân theo yêu cầu dễ tiếp cận và tiết kiệm hơn. Những tiến bộ công nghệ như hồ sơ sức khỏe điện tử, tư vấn trực tuyến, y tế từ xa, SaMD (Phần mềm dưới dạng thiết bị y tế) và thiết bị y tế hỗ trợ AI đều là những ví dụ về số hóa trong ngành chăm sóc sức khỏe.
Những công nghệ này định hình lại hoàn toàn cách bệnh nhân kết nối với các chuyên gia y tế, cách thông tin của họ được phân chia giữa các bên cung cấp dịch vụ và cách các lựa chọn về kế hoạch điều trị của họ được đưa ra.
Các cơ sở y tế chuyển từ hồ sơ bệnh nhân giấy sang hệ thống EHR, cho phép bác sĩ và nhân viên y tế dễ dàng truy cập và cập nhật thông tin sức khỏe của bệnh nhân từ xa, cũng như chia sẻ thông tin này giữa các chuyên gia y tế khác nhau.
2.5. Ví dụ về số hóa trong ngành Giáo dục
Các trường học và tổ chức giáo dục phát triển nền tảng e-learning, nơi học viên có thể truy cập tài liệu học, tham gia lớp học trực tuyến, nộp bài tập và thực hiện bài kiểm tra qua internet. Công nghệ này mở rộng cơ hội học tập cho sinh viên ở mọi nơi. Ngoài ra việc số hóa tài liệu còn được ứng dụng trong ngành khi tạo nên các file sách, giáo trình điện tử giúp học sinh, sinh viên tiếp cận với các thông tin, kiến thức nhanh chóng.
2.6. Ví dụ về số hóa trong ngành Du Lịch và khách sạn
Số hóa trong ngành Du lịch, Khách sạn cũng đang được đẩy mạnh. Khi du khách có xu hướng du lịch thông minh, các hoạt động truyền thống dường như không còn có thể tiếp cận và đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Việc triển khai số hóa các thông tin, dịch vụ lưu trú, địa điểm du lịch hay các nền tảng đặt phòng trực tuyến sẽ giúp khách hàng tìm kiếm, so sánh giá cả, đọc đánh giá và đặt phòng mà không cần qua trung gian.
Tổng cục Du lịch phát triển ứng dụng công nghệ ảnh 360 trong du lịch. Đây là dự án số hóa dữ liệu du lịch bằng hình ảnh thông qua xây dựng một cổng thông tin trực tuyến chính thống vừa quảng bá, truyền thông và xúc tiến du lịch Việt Nam bằng hình ảnh vừa tích hợp các dịch vụ thông minh trên nhiều thiết bị khác nhau như màn hình cảm ứng, điện thoại, máy tính, máy tính bảng.
0 Nhận xét